Những thoáng qua gặp gỡ
Mạt Hồi
Biên dịch: QT
Hiệu chỉnh và biên tập: nntcm
| Tặng những ai đã từng đi qua miền thương nhớ |
Đừng trách
nếu ta tự nhủ mình vẫn tin vào phép màu
khi ai đó không chọn lựa ta nghĩa là ta thuộc về
một chọn lựa khác
nghĩa là từ giây phút này bàn tay ta cần nắm còn
đang ở phía trước
nghĩa là tình yêu trong ta chỉ mới bắt đầu cuộc
hành trình dài được vài bước
nghĩa là nỗi cô đơn này là vực sâu cần thiết
phải một lần được gieo xuống
trong gió mưa…
Đam mỹ, hiện đại đô thị, ngược.
Một cuộc gặp gỡ tình cờ có đủ làm nên duyên phận? Đi qua cuộc đời nhau. Rồi một hạnh phúc được đắp bù cho người này, một hứa hẹn rộng mở hơn cho người khác.
Và, những vẫn thơ được trích dẫn, là từ các tác phẩm của Nguyễn Phong Việt.
Vào thời gian cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, Lôi Đức Khải lấy thành tích đứng hàng thứ ba của toàn thị xã và đứng nhất toàn trấn, thi đậu vào trường đại học nổi danh nhất thủ đô. Sống hơn nửa đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời, người cha mới hơn bốn mươi tuổi mà gương mặt đã đầy nếp nhăn, đêm hôm cầm lấy phiếu điểm, nếp nhăn càng nhiều hơn, và rồi người cha ấy vui sướng bật cười. Ông lấy rượu nếp tự ủ mười mấy năm vô cùng trân quý ra toàn bộ uống sạch, lực vỗ vào tay Lôi Đức Khải ngày càng mạnh, rồi ông không ngừng lặp lại đi lặp lại, con trai ngoan, con trai ngoan…
Nơi gian bếp, mẹ Lôi Đức Khải một bên vội vàng chuẩn bị bữa tối còn phong phú hơn cả bữa ăn vào ngày tết, một bên trộm gạt lệ đang tuôn rơi. Sau khi đồ ăn bưng ra hết rồi, người mẹ luôn khuyên người cha phải uống rượu ít thôi ấy cũng bưng lên chung rượu một chung uống một chung đổ đi, giọt nước mắt lấp lánh sáng dưới ánh nến lung linh.
Lôi Đức Khải là sinh viên đầu tiên trong thôn họ, chuyện này tạo thành chấn động vô cùng, trong một đêm cậu thành danh nhân của cả thôn.
Nhiều thế hệ của nhà họ Lôi ngụ ở thôn trang cằn cỗi lạc hậu này, ruộng đất tổ tiên truyền lại khô cằn chẳng một cọng cỏ ngọn cây, nhưng một nhà họ vẫn dựa vào vùng đất ruộng ấy, nghĩ hết mọi biện pháp để duy trì sinh kế. Những ước mong của nông dân nào nhiều nhặn gì, cả đời bình an ăn no mặc ấm đã là đủ lắm.
Vào thời điểm Lôi Đức Khải còn bé, lúc cậu khoảng bảy tám tuổi, trấn trên phái người vào thôn bảo rằng phải giải quyết vấn đề nguồn nước hết sức khó khăn từ mấy đời trước. Khi đó, nguồn nước nhà họ dùng cách xa cả mười dặm, được gánh từ chiếc hồ có cát vàng lắng đọng. Đặt nước trong thùng cả ngày để lọc đất bùn ra mới có thể bắt đầu nấu nước làm cơm và những việc khác. Bởi một ngày chỉ có thể dùng một thùng nước, thế nên nước rửa mặt là nước sau khi vo gạo còn lại, ba rửa mặt trước rồi tới mẹ, mẹ dùng rồi mới đến phiên cậu, lúc này nước đã từ trắng thành đen, nhiều thế hệ họ dùng như thế cũng quen dần. Đối với người trấn trên phái tới, những hộ gia đình trong thôn hoặc chờ mong hoặc bàng quan nhìn. Cậu khi ấy còn nhỏ, mỗi ngày đều cùng chúng bạn chạy đến thôn trên ngó nghiêng, xem những người ấy cầm những máy móc kỳ quái đi khắp nơi rồi thì dừng lại, nói là dò xét ở đâu có nguồn nước. Sau đó tìm được chỗ kêu người đào một hố sâu, quả nhiên đào được nguồn nước ngay tại đầu thôn họ, gần hơn so với vùng hồ cách xa hơn mười dặm.
Dân chúng trong thôn tranh nhau báo tin, hưng phấn mà nói về sau không cần đi xa như thế để lấy nước nữa. Chỉ là những người trấn trên phái tới nghe vậy bèn cười cười bảo, sự tình vẫn chưa xong. Những người ấy đào đường ống dẫn trong nhà người dân thôn, còn gắn cả vòi nước, chờ đến khi nối được vòi nước rồi, nước chảy ra. Lần đầu tiên nhìn thấy cảnh ấy, tất cả mọi người kinh ngạc lắm, ai cũng bảo thật thần kỳ. Đến lúc nhà nhà đều trang bị tốt vòi nước, những người này phải rời đi. Cha Lôi Đức Khải sau khi nghe được thì quăng tẩu thuốc xuống đuổi theo, lại chỉ đuổi tới được đất cát do ô tô để lại. Ông túm lấy thôn trưởng hỏi dồn những người ấy là người nào mà lại đến đây, sao lại thần kỳ đến thế.
Thôn trường cười, thần bí nói, “Người ta đều là sinh viên trong thành phố đến, khoa học gia đấy, thứ bơi lội trong nước bay trên trời cao họ chỉ cần động não cũng có thể làm được, nối ống nước thì có là gì!”
Buổi nói chuyện với thôn trường khiến trong lòng cha Lôi Đức Khải dâng lên ngàn đợt sóng, từ ‘Sinh viên’ đã trở thành sự tồn tại mãnh liệt hơn bất cứ thứ gì trong lòng ông. Muốn làm sinh viên, phải đến trường đọc sách, mà để có thể đến trường đọc sách, trong nhà lúc ấy chỉ có mỗi Lôi Đức Khải, em trai em gái cậu còn nhỏ, một đứa mới ba tuổi đứa còn lại thì hãy còn bú sữa mẹ. Vì thế ông cắn chặt răng lấy ra tất cả tiền dành dụm đưa cậu vào tiểu học nơi trấn trên, bởi trong thôn chẳng có ngôi trường nào.
Đây là việc mà trước đó và đến tận giờ chưa hề xảy ra. Cha cậu không đọc sách, cũng không nghĩ rằng đọc sách dùng được vào việc gì, thế nên khi Lôi Đức Khải ba tuổi ông đã lôi cậu ra ngoài chăn dê, sinh con cũng chỉ vì nối dõi tông đường hoặc có thêm sức lao động mà thôi, nào còn nghĩ tới chuyện gì khác? Có thể thấy được việc nguồn nước này đã tạo ảnh hưởng lớn thế nào trong lòng ông.
Cha Lôi Đức Khải dặn mẹ cậu phải để cậu ăn mặc chỉnh tề. Bởi phải đi đến trường học nơi trấn trên, mẹ giúp cậu thay bộ đồ mà lẽ ra vào dịp lễ tết cậu mới được mặc vào, sau đó lại dúi vào tay cậu hai cái bánh nướng dặn là để đói bụng thì ăn. Đường đi đến trường trấn trên rất xa, ngồi xe máy cày ngồi mãi khi chân tê rần mới đến. Khi tới trường tiểu học ghi tên, thầy giáo hỏi cháu tên gì, cha cậu thấy thầy giáo thì không tự giác mà trở nên cung kính, thật thà bảo cháu nó là Thất Nhi. Thầy nhịn không được liếc mắt qua, nói, “Tôi hỏi họ và tên.”
Họ… Họ… Ừm ừm…
Một lúc lâu sau, cha cậu mới giật mình phản ứng, nhanh chóng đáp, “Họ… họ Lôi.”
Thầy giáo viết xuống chữ Lôi, lại hỏi, “Còn tên.”
Thất Nhi…
Nhà ông có ba anh em đều đã có con cái, đến khi ông sinh con trai đầu lòng thì vừa đúng xếp thứ bảy, nên vẫn gọi Thất Nhi Thất Nhi, thế nên Lôi Đức Khải vốn không phải tên Lôi Đức Khải.
Thầy giáo nghiêm túc nhìn vẻ mặt tang thương của người cha nọ, lại nhìn Tiểu Thất Nhi dù ăn mặc chỉnh tề vẫn mang theo vẻ quê mùa chẳng hề lẫn lộn, có phần hiểu được, “Thất Nhi là nhũ danh, vẫn nên có tên chính quy thì tốt hơn.”
Thầy giáo nói gì đương nhiên đều là đúng, cha cậu gật đầu liên tục, nhưng ông chẳng biết được chữ nào thì làm sao đặt tên cho con mình? Nhìn ngắm thầy giáo đeo kính có vẻ rất nhã nhặn, ông suy nghĩ rất nhanh, thật cẩn thận nói, “Phải, nếu không thầy hãy giúp với… Một người nông dân thật sự không biết tên gì hay…”
Thầy giáo dằn lòng không được đưa mắt qua lần nữa, nghĩ thầm trong bụng, thôi được rồi, thật là biết cậy nhờ người khác mà.
Thầy giáo đánh giá Lôi Thất Nhi im lặng đứng một bên nhìn, dáng vẻ không được đẹp lắm nhưng đôi mắt đen tuyền, nhìn khiến lòng khẽ động, thầy bèn lấy từ điển ra lật. Chưa lâu, bút viết xuống ‘Lôi Đức Khải’, sau đó mới hỏi tên này được không?
Cha cậu liên tục gật đầu, cười đến mắt híp lại, “Được được được, đương nhiên được!”
Vì thế vốn dĩ tên Lôi Thất Nhi bèn sửa lại thành Lôi Đức Khải.
Người thầy giáo đặt tên cho Lôi Đức Khải cũng chính là ân sư của cậu, đã giúp đỡ cậu rất nhiều. Người thầy ấy quan tâm đến đứa bé nông thôn này hơn bất kỳ ai trong trường, biết nhà cậu xa xôi nên để cậu ở lại nhà mình.
Bởi nghĩ đến cha muốn mình lên đại học, và một lòng rất trân trọng người thầy ấy, thành tích học tập lúc tiểu học của Lôi Đức Khải tất nhiên rất tốt, hàng năm đều đứng nhất, sau đó lấy thành tích đứng đầu thi đậu trường sơ trung tốt nhất trong trấn. Vào những năm sơ trung, Lôi Đức Khải còn trẻ vô cùng nhẹ dạ nên đã nghe theo những bạn học xấu thời tiểu học, chỉ lo hút thuốc uống rượu chứ chẳng để tâm đến việc học hành. Để cha biết tin, sau khi ông tìm được cậu thì cởi giầy chạy khắp đường đuổi đánh. Để cậu có thể đến trường, cha cậu đã phải bán toàn bộ số dê trong nhà, nghĩ rằng nếu cậu có thể thi đậu trung học thì phải bán cả trâu cả heo, khi cậu lên đại học thì có lẽ phải xa xứ đi làm công, nhưng chỉ cần con trai có thể học thật giỏi thì ông thế nào chẳng được. Hiện giờ lại ra như thế, người làm cha sao có thể không giận đến mức ấy.
Thầy giáo muốn ngăn cha cậu lại, nhưng chẳng ngờ bản thân lại ngã vào sạp của người bán hàng rong, vừa lúc đụng phải hàng cột nhọt, ướt đẫm máu, dọa cha cậu, cũng dọa cả Lôi Đức Khải. Hai người tay chân vụng về đưa thầy đi bệnh viện, miệng vết thương khâu bảy, tám mũi.
Sau đó thầy ấy nhân cơ hội tìm Lôi Đức Khải tâm sự, trò chuyện đến khi cậu rơi lệ với vẻ mặt ăn năn. Rồi thì để được cha tha thứ, cậu quỳ gối nơi thửa ruộng đầy cát vàng đầu thôn, quỳ cả một ngày một đêm, mãi đến lúc cha bước tới kéo cậu về nhà.
Tiếp đó Lôi Đức Khải nỗ lực vươn lên, bài vở bỏ bê trong cả một năm chỉ cần nửa năm đã có thể bù lại, đầu tháng ba năm ấy thi đậu trường trung học tốt nhất trấn, chẳng qua không phải đứng đầu. Nhưng khi thi vào trường đại học lại đứng đầu cả trấn, rốt cuộc đã hoàn thành ước mơ tha thiết về trường đại học của cha, hơn nữa còn là trường tốt nhất nước.
Vào đoạn thời gian cuối của năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, dưới sự hộ tống của người nhà và thầy giáo, Lôi Đức Khải ngồi xe lửa đi về phía thành thị xa xôi lắm.
Năm ấy khi đến trường học, trên người Lôi Đức Khải mặc chiếc áo khoác màu xanh đen mà mẹ cậu đã đan suốt đêm, bên dưới là quần cotton màu xám mà cha cậu dặn người trong trấn làm gấp, trên chân là đôi giày quân đội bền nhất nhưng không được đẹp. Chiếc túi màu xanh trên người là do thầy giáo cho cậu, bên trong là vài cuốn sách cùng với một ít tiền mà thôn trường và cha xoay sở khắp nơi. Tay trái cậu cầm chiếc túi nhét đầy quần áo, tay phải là chiếc chăn bông đã được gấp phẳng phiu.
Cậu ăn mặc như vậy, người trong thôn đều nói rất có dáng vẻ, nhưng tới trường học rồi, những người khác nhìn thấy cậu sẽ chỉ trỏ, nói cậu thật đúng là nông dân quê mùa.
Khi đó Lôi Đức Khải mặt đỏ đến mức hận không thể tìm lỗ chui xuống.
Đàn anh lớp trên dẫn cậu đến ký túc xá, dưới ánh mắt tò mò và khinh thường của bạn cùng phòng, cậu yên lặng dọn dẹp hành lý của mình.
Cuộc sống trong những ngày kế tiếp, Lôi Đức Khải cũng chẳng rõ mình đã sống qua thế nào, những bạn học và bạn cùng phòng trước mặt cậu là thế này nhưng sau lưng lại khác. Khi trò chuyện cùng, họ rất nhiệt tình tán gẫu đủ chuyện trên đời, thế nhưng sau lưng lại nói cậu khó coi khủng khiếp, họ còn bảo những thứ đồ riêng tư quý giá trong phòng ngủ phải cất kỹ khóa kỹ để tránh bị cướp.
Dần dần, Lôi Đức Khải trơ như gỗ. Cậu bắt đầu quen với việc bị kẻ khác cướp lấy đồ, rồi bị kẻ khác lục lọi đồ riêng tư; quen với vẻ cười nhạo của họ khi nhìn cậu; quen với việc mọi người đi chơi cũng chẳng ai mời cậu đi, nói rằng cậu vốn không hiểu nên không đi thì có sao đâu chứ.
Cứ thế, Lôi Đức Khải một bên vùi đầu vào sách, một bên lặp đi lặp lại, Ông trời giao cho trọng trách, trước sẽ làm khổ tâm trí, sau sẽ phiền gân cốt, đói rét thể xác, khốn cùng thân này…
Thế nên tuy rằng cậu dáng vẻ quê mùa lại từ nông thôn đến, những chuyện nơi thành thị đều chẳng biết gì, nhưng thành thích của cậu vẫn luôn cầm cờ đi trước, là sinh viên đáng tự hào trong mắt các thầy cô giáo.
Lôi Đức Khải cho rằng mình sẽ cứ mãi như thế, dựa vào thành tích giỏi tốt nghiệp kiếm việc làm, hoặc thi đỗ nghiên cứu sinh gì đó, cuối cùng trở lại nơi thôn quê bần cùng mà trong sạch làm việc. Nhiều hay ít tiền thì có hề gì, có ý nghĩa là được. Nhưng nào ngờ một lần thoáng gặp gỡ ngoài ý muốn ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống bình lặng của Lôi Đức Khải…
Ngày hôm ấy Lôi Đức Khải ôm sách mượn từ thư viện trường đi về phía ký túc xá, lúc ấy trong đầu không biết đang ngẩn ra suy nghĩ điều gì, mãi đến khi bả vai bất chợt đụng phải một người nào đó cậu mới tỉnh lại. Cúi đầu nhìn sách rơi ngổn ngang trên mặt đất, Lôi Đức Khải liên tục nói xin lỗi, sau đó ngồi xổm xuống vươn tay nhặt lên.
Cậu nghĩ người này sớm đã đi rồi, nhưng khi chuẩn bị nhặt quyển sách cuối cùng, một bàn tay trắng ngần đặt trên quyển sách ấy, cầm lên đưa đến trước mặt cậu. Lôi Đức Khải vô ý ngẩng đầu, chỉ một khắc ấy thôi, xoay trời chuyển đất mà đến, trước mắt chẳng còn nhìn rõ bất cứ gì, chỉ có tươi cười rạng ngời của người nọ, chỉ có đôi mắt trong suốt, chỉ có mái tóc bị làn gió thổi bay, cũng chỉ có màu áo trắng người ấy mặc khuất sáng, thân ảnh lấp lánh tựa vị thần.
Người đó đi rồi, Lôi Đức Khải hãy còn đứng tại chỗ, trong tay là quyển sách được trả lại, đứng thật lâu mới hồi phục tinh thần.
Từ đó về sau, Lôi Đức Khải không dám soi gương nữa, cứ sợ phải nhìn thấy gương mặt bình thường của mình trong gương, bình thường đến gần như xấu xí…
Lôi Đức Khải không đành lòng để người cha đã già ra ngoài làm công, thế là bèn thương lượng với thầy, sau đó biết được sinh viên có thể bớt chút thời gian đi làm công nhằm kiếm tiền sinh hoạt và học phí, thế là Lôi Đức Khải bèn làm tạp công ở một quán ăn nhỏ gần trường học. Rồi sau đó do thành tích học tập xuất sắc được người hướng dẫn khen ngợi, lại biết hoàn cảnh gia đình, thế là giới thiệu cậu đi làm gia sư, một giờ khoảng năm đến sáu mươi nhân dân tệ. Tuy rằng làm gia sư kiếm được không ít, nhưng Lôi Đức Khải vẫn không bỏ công việc cũ, vì không phải chỉ kiếm sinh hoạt phí và học phí mà còn phải gửi về nhà ít tiền. Lôi Đức Khải hiểu được tình huống nhà mình, cha đã phải đập nồi bán sắt thiếu rất nhiều nợ mới có thể đưa cậu lên đại học.
Vào buổi tối ngày nhìn thấy người ấy, Lôi Đức Khải dọn dẹp chén bát mà khách để lại trong tiệm cơm, lúc lau bàn, tấm kính thủy tinh phản chiếu gương mặt cậu. Dừng một lát rồi cậu lại lau, lau tới lau lui, thế mà vẫn lau chẳng sạch một giọt nước cứ rơi cứ rơi từng giọt từng giọt xuống mặt kính ấy. Và rồi chợt phát hiện ra đó là lệ không ngừng tuôn rơi từ mắt mình.
Lôi Đức Khải biết rõ mình đã lâm vào hoàn cảnh nào, biết rõ hơn bất kỳ ai khác. Trước đó là không dám mong ước xa vời, hiện tại là hiểu được đến ghi lòn tạc dạ, hiểu được sự chênh lệch giữa người và người trong xã hội xa xôi hơn bất kỳ thứ gì, đã lỡ yêu một người mãi mãi chẳng thể nào chạm đến.
Vào khoảnh khắc yêu thương ấy, nhất định đã vô vọng mất rồi.
Ngay ánh mắt đầu tiên đã có thể nhìn ra sự khác biệt giữa bản thân mình và người đó. Làn tóc bay, phục trang xinh đẹp sạch sẽ, móng tay cắt cẩn thận và đôi tay mảnh khảnh dài trắng kia, hoàn toàn khác biệt so với bàn tay vừa thô lại đen còn đầy vết chai của Lôi Đức Khải. Gia thế người ấy nhất định rất tốt, bằng không trong nhà chắc chừng cũng được cho là thường thường bậc trung, ít nhất cũng là người thành phố.
Sau đó, Lôi Đức Khải mới biết được, nhà người ấy thật sự rất giàu có, hơn nữa còn là dân địa phương. Ông nội làm quan to, có cha mở công ty, có mẹ xuất thân tài nữ mà lại duyên dáng thùy mị vô cùng, nghe nói những kẻ theo đuổi mẹ người đó năm xưa có thể xếp thành cả một hàng dài chật kín mấy vòng trên đường phố. Thật khó trách. Người ấy dáng vẻ nhìn đẹp như thế, hàng mi thanh tú, đôi mắt thật to, chiếc mũi nhỏ mà thẳng cao, đôi môi mỏng đầy đặn, khi tươi cười nơi khóe miệng sẽ có hai má lúm đồng tiên nho nhỏ.
Thật đẹp lắm mà, so với những người phụ nữ Lôi Đức Khải đã gặp qua thì còn đẹp hơn, trong lòng Lôi Đức Khải, người ấy hệt thần tiên.
Không chỉ đẹp, người ấy còn có một cái tên nghe rất êm tai, là Lễ Dương, Dương của đường hoàng khiết trong, giống con người người ấy đó, khi tươi cười thì chẳng hề sầu lo, không nhiễm sự âm u của dương thé. Lôi Đức Khải luôn trộm ngắm người ấy, thế nên mới biết. Ánh mắt Lôi Đức Khải tựa hoa hướng dương, chờ vầng mặt trời của bản thân hiện ra rồi, thì tầm mắt luôn cầm lòng chẳng đặng mà cẩn thận đảo quanh vầng trời ấy.
Cũng chỉ có thể dõi theo ngắm nhìn mà thôi. Không chỉ có người ấy, ngay cả những bạn bè bên người ấy nữa, tất cả đều đẹp đến vô cùng, khác rất xa Lôi Đức Khải.
Người bạn gần đây hay đi cùng người ấy là một nam sinh cao lớn, tóc ngắn, mày kiếm rậm rạp, còn có cả đôi mắt sâu thẳm, tiếng cười tựa sóng biển vỗ bờ – mọi nữ sinh đều hình dung như thế. Mấy cô ấy còn bảo nhau rằng, Lễ Dương là nam sinh đẹp nhất trường, còn bạn của Lễ Dương là nam sinh đẹp trai nhất. Người đẹp trai nhất này tên Khuông Tĩnh, cùng lớp với Lễ Dương từ thời trung học, cũng chung cả đại học. Ở trung học họ là bạn tốt, nên tất nhiên lên đại học rồi vẫn thường xuyên kề cận bên nhau, không giấu nhau điều gì.
Quan hệ giữa họ thật sự tốt lắm, đi chỗ nào cũng đi cùng nhau, cùng ăn cơm cùng du ngoạn cùng đọc sách. Nghe nói cả hai vốn ở khác ký túc xá, sau lại không biết vì sao dọn vào ở cùng nhau, cứ như thế sớm chiều đều ở chung, ngay cả nữ sinh cũng chẳng thể chen lọt vào sự thân mật ấy.
Lôi Đức Khải cứ như vậy mà trộm nhìn ngắm người ấy, cố ý vô tình nghe người khác thảo luận về họ, và một cách chậm rãi, đã biết rất nhiều chuyện về Lễ Dương. Nào có mong ước gì xa xôi chứ, thậm chí ngay cả nghĩ cũng chưa từng nghĩ, chỉ nghe như thế, chỉ muốn biết chuyện của người ấy, không cần gì hơn, thật sự chỉ cần thế mà thôi.
Vào năm hai, giữa trưa theo thường lệ, sau khi hết giờ lên lớp Lôi Đức Khải bèn tới căn tin trường học dùng cơm. Kỳ thật cũng không thể gọi là dùng cơm, bởi Lôi Đức Khải rất thường hay mua bánh bao, ngay cả nước uống cũng không mua, quay thẳng về ký túc xá lấy nước ấm mà uống. Ngày đó đến căn tin, mới bước vào đã thấy Lễ Đương đang ngồi mặt đối mặt với Khuông Tĩnh nơi gần cửa sổ, vừa ăn vừa kể chuyện nói cười. Lôi Đức Khải hôm nay phá lệ xa xỉ một lần, mua một phần đồ ăn, tuy rằng chỉ có mỗi món rau, nhưng đây đã là bữa cơm thịnh soạn nhất kể từ khi đến trường đại học. Lôi Đức Khải bưng phần ăn ngồi vào góc sáng sủa từ từ ăn, ánh mắt thỉnh thoảng trộm liếc về phía phương hướng nào đó một cách hết sức cẩn thận.
Bởi do Lễ Dương ngồi nghiêng về phía sau, thế nên Lôi Đức Khải có thể nhìn thấy khuôn mặt trông nghiêng cười đến tinh khôi của người ấy. Lễ Dương ăn món gì cũng ăn rất chậm, cắn một cái sẽ luôn nhai thật lâu, lời muốn nói chẳng đợi kịp, thế là ngậm thức ăn trong miệng vừa nhai vừa nói. Còn phát hiện Lễ Dương không ăn củ cải, luôn để củ cải ra một bên hoặc gắp cho Khuông Tĩnh ngồi đối diện ăn, cũng oán giận đồ ăn trường học thật khó nuốt, nếu không phải bụng đói lắm chẳng thể ra ngoài thì thật ăn chẳng nổi, bất đắc dĩ lắm mới ăn được. Nói một hồi thì Lễ Dương chẳng ăn nữa, dùng đũa không ngừng dậm dậm cơm, bảo không bằng mua bánh mì ăn mà…
Lôi Đức Khải liền chỉ nhìn như vậy, chỉ có mỗi bản thân là không phát hiện ra vẻ ngốc nghếch và si dại của mình. Lễ Dương đang nói liên tục với người đối diện thì chẳng biết nghe được gì bất chợt ngừng lại, nghiêng người qua, nhíu mày không vui nhìn Lôi Đức Khải, khi ấy Lôi Đức Khải mới kích động thu hồi tầm mắt. Nhưng mà chẳng kịp nữa rồi, đã bị phát hiện. Khuông Tĩnh đi về phía Lôi Đức Khải, trên mặt mang theo nụ cười khinh miệt, dừng lại đứng trước mặt người đang ngồi kia.
“Tao nói mày, mắc gì mà dùng ánh mắt ghê tởm như thế nhìn Lễ Dương?” Một khi cơ thể cao lớn của Khuông Tĩnh đứng trước mặt người nào đó sẽ tạo thành áp lực, và khi con người cao lớn đó lộ ra vẻ chán ghét, càng khiến hai chân kẻ khác nhũn ra, “Không phải mày có ý xấu gì đối với Lễ Dương đó chứ?”
Ánh mắt Khuông Tĩnh dõi theo Lôi Đức Khải mang theo sự buốt giá, “Thu hồi ánh mắt lại đi, cũng không biết tự nhìn dáng vẻ mình, vừa xấu lại nghèo kiết xác, còn dùng ánh mắt đáng khinh như thế mà nhìn Lễ Dương, muốn chết sao?” Khuông Tĩnh nói xong xoay người sang chỗ khác, khi nhìn Lễ Dương thì tất nhiên sẽ thay bằng vẻ mặt tươi cười, “Chà! Lễ Dương, tên ấy vừa mới nhìn vào cậu, không biết nghĩ gì mà thiếu điều chảy nước miếng, thật ghê tởm đấy!”
Thanh âm nói chuyện của Khuông Tĩnh không lớn, nhưng mọi người trong căn tin nghe thấy hết. Thành tiêu điểm để đám đông chú mục, Lôi Đức Khải bèn cố gắng cúi đầu thật thấp, thật muốn cứ như vậy mà biến mất đi. Lúc này Lễ Dương mới lên tiếng, trong giọng nói là sự tức giận rõ ràng, “Khuông Tĩnh, đừng chọc mình nữa, trở thành tâm điểm chú ý của loại người đó khiến mình muốn ói. Cảnh cáo tên đó, đừng dùng loại ánh mắt này mà nhìn nữa!”
Không biết lấy sức lực từ đâu, Lôi Đức Khải vùng dậy khỏi chỗ ngồi, không hề quay đầu lại mà chạy, trước khi chạy trối chết còn nghe được thanh âm cười to ầm ĩ trong phòng.
Lôi Đức Khải vẫn chạy vẫn trốn, muốn biết mất không ai thấy, chỉ là đến khi chẳng còn sức chạy mà ngã vào bãi cỏ, thì vẫn còn đang sống, sống rất tốt.
Nhìn không trung biếc xanh, Lôi Đức Khải che mắt, nước mắt từ dưới cánh tay chảy ra. Và rồi không ngừng tự thôi miên, không được nhìn, tuyệt đối không được nhìn! Phải nhắm mắt lại phải che mắt đi, đừng nhìn nữa…
Bởi vì Lễ Dương sẽ ghê tởm, bởi vì Lễ Dương sẽ tức giận, thế nên đừng nhìn, đừng nhìn nữa.
Sau đó Lôi Đức Khải thật sự không nhìn cũng không nghe bất cứ chuyện tình hoặc tin tức gì của Lễ Dương, vì không dám. Có đôi khi ở trường học nhìn thấy Lễ Dương từ xa đi tới, Lôi Đức Khải sẽ đứng nhắm mắt bịt lại hai tai.
Chẳng thể nghe sẽ không muốn nhìn. Không nhìn thì Lễ Dương sẽ không tức giận và ghê tởm, như vậy thì con tim này cũng sẽ tạm biệt thứ đớn đau như bị xét nát đi.
Những ngày như thế chẳng biết trôi qua trong bao lâu, lâu đến mức Lôi Đức Khải cũng chẳng thể nhớ. Sau đấy có một lần Lôi Đức Khải lật xem một quyển tiểu thuyết, nhìn thấy bên trong có một đoạn ghi rằng, “Phải mất năm trăm lần ngoái đầu lại nhìn ở kiếp trước mới đổi được một lần thoáng qua gặp gỡ vào kiếp này, thế thì tình yêu của anh hỡi, kiếp này anh sẽ vì em mà trả giá tất cả, kiếp sau khi lướt qua nhau em có thể quay đầu cười với anh không?”
Lôi Đức Khải chăm chú nhìn như thế, mãi đến khi một giọt nước mắt tẩm ướt dòng chữ ấy.
Khi khép lại quyển sách, có người cũng đồng thời khép lại một thứ gì đó trong mắt mình, kể từ sau đó Lôi Đức Khải không còn rơi lệ nữa.
Vào năm thứ ba đại học của Lôi Đức Khải, nhà Lễ Dương xảy ra chuyện, toàn bộ giáo viên sinh viên bàn luận đến ồn ào huyên náo, Lôi Đức Khải không muốn biết cũng khó. Theo lời từ miệng người khác, Lôi Đức Khải biết ông nội Lễ Dương bị tra xét, vấn đề dường như rất nghiêm trọng, ngay cả công ty của ba Lễ Dương cũng bị niêm phong. Nghe nói công ty của ba Lễ Dương vận hành thuận lợi như vậy cũng chưa hẳn không có quan hệ với ông nội Lễ Dương, điều tra như thế, sự tình liên lụy rất lớn. Tài sản bất động sản cơ bản không dư thừa, ông nội và ba bị mất chức và bị tạm giam, bà nội Lễ Dương thì bệnh không dậy nổi, mẹ thì vì một loạt chuyện này mà thiếu chút nữa sụp đổ, hiện vẫn hoảng hốt sự tình gì cũng chẳng thể nghe.
Đã rất nhiều ngày Lễ Dương không tới trường, Khuông Tĩnh hay ở chung cũng đã vài ngày không thấy. Đoạn thời gian ấy, tối tối sau khi làm việc xong, trong đêm khuya, Lôi Đức Khải thường hay lang thang khắp chốn thành thị to lớn. Chẳng biết nhà Lễ Dương ở đâu, lại càng không dám hỏi, chỉ có thể nhìn xem khắp nơi, nào có muốn gì, chỉ thầm muốn có thể nhìn thấy Lễ Dương, biết người ấy không việc gì là đã đủ, cho dù chỉ cần nhìn một cái, một cái liếc mắt để xác định mà thôi, thế thì thật sự đã đủ lắm.
Có lẽ do thành phố này lớn quá, Lôi Đức Khải không thể gặp người mình muốn thấy trên suốt quãng đường dài.
Một tháng sau khi chuyện này phát sinh, Khuông Tĩnh quay về trường học, nhưng Lễ Dương vẫn chẳng thấy. Sau khi biết chuyện, Lôi Đức Khải không quan tâm đến bất cứ gì mà bỏ chạy ra ngoài, đợi đến khi giật mình tỉnh lại thì phát giác đã đứng dưới lầu nơi ký túc xá của Khuông Tĩnh. Sau khi tỉnh lại thì toàn thân đổ mồ hôi lạnh, muốn trở về, nhưng lại ngoài ý muốn bắt gặp Khuông Tĩnh đang đi tới, chỉ có thể nhanh chóng tìm một chỗ núp vào. Khuông Tĩnh không phải đi một mình mà đang phẫn hận nói chuyện với người bạn theo sát bên, “Bọn luật sư này chẳng có chút hữu dụng gì! Ông nội và ba Lễ Dương bị giam như thế, một người tám năm một người mười một năm, tên luật sư ấy còn có mặt mũi đến nói nếu không có chúng, họ sẽ bị phán nặng hơn! Đáng giận, vô dụng thế mà còn dám lấy nhiều tiền đến vậy, hiện tại Lễ Dương phải làm sao chứ, trong nhà nợ nhiều tiền, cậu ấy ngay cả trường học cũng không chịu tới, nếu không phải bị tôi ngăn cản, cậu ấy tự sát từ lâu rồi! Nếu có luật sư nào có biện pháp thì tốt biết mấy, dù không thể giảm hình phạt thì ít nhất có thể giữ lại chút tài sản, Lễ Dương cũng không cần vất vả đến thế…”
Thanh âm trò chuyện giữa họ dần xa, Lôi Đức Khải vẫn còn sững sờ, sau khi phục hồi tinh thần lại thì thẳng hướng thư viện trường mà đến, lấy hết tất cả sách liên quan đến luật pháp ra, nhìn lướt qua một lần rồi thì càng hồ đồ hơn. Sau khi tỉnh táo lại, Lôi Đức Khải đi hỏi giáo sư của khoa luật, rằng muốn làm luật sư thì cần phải làm gì. Vị giáo sư này nghe xong kinh ngạc nhìn người trước mặt đến hồi lâu, thành tích học tập xuất sắc của Lôi Đức Khải là chuyện toàn bộ giáo viên đều biết, nhưng trước kia chưa từng đề cập qua việc này, sao lại bất ngờ sinh ra ý nghĩ như thế?
Lôi Đức Khải không giải thích nhiều, chỉ kiên định trả lời rằng bản thân mình muốn học, hơn nữa phải càng nhanh càng tốt, có thể học được càng nhiều kiến thức về luật pháp thì thật tốt biết bao.
Nhưng vị giáo sư ấy lắc đầu, mặc kệ thế nào, muốn ghi danh vào kỳ sát hạch tư pháp thì phải có bằng cấp chính quy, sau đó thực tập một năm ở văn phòng luật sư mới có thể lấy đủ giấy phép hành nghề, những việc đó ít nhất cũng phải mất ba năm, chẳng thể mau hơn được nữa.
Sau khi nghe xong Lôi Đức Khải trầm mặc một lúc lâu, cuối cùng mở to hai mắt nhìn vị giáo sư, nghiêm túc mà nói, “Nếu có thể lấy được bằng cấp chính quy sớm hơn một năm, sau đó lại dùng thời gian nửa năm học xong tất cả chương trình luật thì sao?”
Vị giáo sư nghe vậy sửng sốt hồi lâu. Năm nay đã là năm thứ ba của Lôi Đức Khải, hơn nữa cũng đã sắp lên năm tư, chỉ trong thời gian bốn tháng mà phải xong tất cả chương trình học để lấy được bằng cấp này, việc ấy phải cần trả giá biết bao quyết tâm và cố gắng? Hơn nữa, người sinh viên này còn nói chỉ dùng nửa năm thời gian để học xong tất cả chương trình luật…
Giáo sư ơi, có được không?
Đôi mắt đen láy của Lôi Đức Khải nhìn thẳng vị giáo sư, tựa như đang cầu xin sự chấp nhận, rồi lại tựa như đang kiếm tiềm phần dũng khí sẽ nảy mầm.
Vị giáo sư ấy nhìn Lôi Đức Khải rất lâu, cuối cùng thở dài một hơi bảo, “Trên đời không có việc gì khó, chỉ cần người có lòng.”
Đúng vậy, trên đời không có việc gì khó, chỉ cần người có lòng.
Lôi Đức Khải nhớ rõ khi còn sơ trung không muốn đến trường, bắt đầu tham gia cùng mấy người bạn xấu ra ngoài hút thuốc uống rượu trầm mê vui đùa, thiếu chút nữa đã chẳng còn có thể nhận ra người nữa. Lúc ấy Lôi Đức Khải không biết mình còn có thể tiếp tục đi học không, nhưng khi được thầy giáo khuyên bảo, thầy đã nói một câu như thế, khiến câu nói ấy vẫn mãi ghi tạc trong lòng.
Sau ngày hôm ấy, Lôi Đức Khải càng vùi đầu hơn vào việc học, một ngày hai mươi bốn tiếng thì chỉ ngủ khoảng ba, bốn tiếng mà thôi, thời gian còn lại đều dùng cho việc làm gia sư và học tập. Mà ngay cả thời điểm làm công, Lôi Đức Khải cũng dùng để ôn bài vở, có đôi khi mệt đến mức ngay cả lúc đứng cũng có thể ngủ. Ông chủ tiệm cơm biết đây là một cậu học trò ngoan, khi ít khách thì kêu cứ vào phòng bếp mà học, ông chủ tự mình đi chào hỏi khách và dọn dẹp bàn ăn.
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian